Làm sao để có động lực học Tiếng Anh?

Table of Contents

Động lực là gì & tại sao nó quan trọng?

Đầu năm nay mình nhận được một niềm vui nho nhỏ. Khá trùng hợp là mình nhận được tin nhắn của một số người bạn & người quen trên MXH chia sẻ rằng những bài blog của mình giúp mọi người có thêm động lực học Tiếng Anh cũng như chinh phục những mục tiêu cá nhân trong cuộc sống. Một trong những trăn trở mình nhận được từ các bạn học viên là “Em không có động lực.” Bản thân mình khi nhớ lại quãng thời gian làm việc cật lực suốt 2 năm trời để dành tiền cho việc du học, cố gắng sử dụng tất cả vốn liếng & kỹ năng viết lách để hoàn thành ít nhất 3 bài luận xin học bổng du học, & khi qua đến đây rồi thì lại tiếp tục vật vã ngồi nghiên cứu, viết luận, & chạy deadline để hoàn thành tốt khóa học, cũng tự hỏi bản thân là “động lực nào đã khiến mình nỗ lực nhiều đến vậy?” 

Động lực thực ra là một khái niệm khá phức tạp, có nhiều định nghĩa & cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này, mình sẽ cố gắng giải thích một cách dễ hiểu nhất động lực là gì, phân loại động lực, tầm quan trọng của động lực & làm sao để có thêm động lực trong việc học ngôn ngữ. 

Theo 2 nhà ngôn ngữ học Dornyei & Ushioda  thì động lực là cái chi phối lý do một người làm một việc gì (why), sự bền bỉ của người đó trong quá trình thực hiện việc đó (how long), & nỗ lực họ bỏ ra để làm việc đó (how hard). Nếu không có động lực, rất khó để bạn có thể đi đường dài để chinh phục những mục tiêu đã đặt ra. 

Phân loại động lực & cách để tăng động lực

Động lực bên trong & Động lực bên ngoài
(Intrinsic & Extrinsic Motivation)

Động lực bên trong (Intrinsic Motivation) là những lý do đến từ “bên trong”, giải thích tại sao 1 người lại muốn học một ngôn ngữ nào đó, nó có thể là:

  • Bản thân người đó thích yêu thích âm thanh & ngữ điệu mà ngôn ngữ đó phát ra (Intrinsic-Stimulation). Vd: Có những bạn thích âm thanh của Tiếng Anh, người khác lại thích nhịp điệu của Tiếng Nhật hay Tiếng Trung, có bạn lại thích sự du dương của Tiếng Pháp. Nếu bản thân bạn thấy ngôn ngữ đó đẹp & tận hưởng việc học ngôn ngữ đó, bạn đang có nội lực từ bên trong. 
  • Bản thân người đó có ham muốn trở nên hiểu biết, thích tìm hiểu & học hỏi để thỏa mãn trí tò mò của mình về một lĩnh vực nào đó (Intrinsic-Knowledge). Có những người rất hứng thú với việc học ngôn ngữ, một số khác thì thích nấu nướng & tạo ra những món ăn ngon, thích may vá & tạo ra những bộ quần áo đẹp, hoặc thích tìm hiểu về công nghệ & kỹ thuật chẳng hạn…
  • Bản thân người đó khao khát chinh phục được những mục tiêu nào đó (Intrinsic-Accomplishment). Họ có được sự vui sướng khi vượt qua những thử thách khó khăn. 
Động lực bên ngoài (Extrinsic Motivation) là những lý do bị tác động từ “bên ngoài” chứ không đến từ nội tại, ví dụ như:
  • Học để đối phó với thi cử hoặc thăng tiến 
  • Học vì bị ba má bắt 
  • Học để có phần thưởng 
  • Học vì peer pressure (bạn bè ai cũng giỏi) hoặc vì xã hội nói 
Bạn đoán xem loại động lực nào sẽ giúp ta đi xa và bền bỉ hơn, đạt được thành tựu nhiều hơn? 

Câu trả lời là Động lực bên trong. Trong một số trường hợp, cũng có khi bạn bắt đầu học một ngôn ngữ hay kỹ năng nào đó chỉ vì động lực bên ngoài, nhưng trong quá trình học lại bắt đầu thấy yêu thích ngôn ngữ đó hoặc khi bắt đầu đạt được những thành tựu nho nhỏ (nói chuyện cơ bản được) thì lại có thêm động lực để học hơn nữa. Lúc này động lực bên ngoài đã từ từ trở thành động lực bên trong. Vậy thì, làm cách nào để có thêm động lực bên trong hoặc biến động lực bên ngoài thành động lực bên trong khi học ngôn ngữ?

  • Chọn tài liệu phù hợp với trình độ của mình. Vd: bạn đang ở level người mới bắt đầu nhưng chọn đọc tài liệu/sách Tiếng Anh mà ở đó có 50% từ vựng mới bạn không biết, 1 trang sách A5 mà có đến hơn 20 từ bạn không biết chẳng hạn, sau khi tra từ điển 10 từ thì bạn thấy nản. Hãy thử tìm hiểu về Graded Reader (sách được viết lại phù hợp với nhiều level người học Tiếng Anh). Khi nhận ra bạn có thể đọc được 1 chương sách, nghe hiểu được 1 đoạn video, bạn sẽ dần dần có hứng thú và động lực hơn để tiếp tục trau dồi kiến thức. Celebrate your small wins – Hãy trân trong những thành tựu nho nhỏ. 
  • Tìm niềm vui trong việc học. Vd: Học qua coi phim, nghe nhạc, đọc/nghe podcast, coi videos về những chủ đề mình hứng thú. Bạn sẽ từ từ cảm thấy Tiếng Anh hay & đẹp & có nhiều động lực học hơn.  
  • Nghiêm túc hỏi bản thân câu hỏi “Tại sao?” – why. Tại sao tôi chọn học ngôn ngữ này/đầu tư thời gian cho việc này? Hiện giờ động lực của tôi đến từ đâu? Thay vì tập trung vào những cảm xúc tiêu cực như “sợ bị bạn bè chê cười”, hãy hướng tới hình ảnh con người mà bạn muốn trở thành. Vd: bạn muốn trở nên tự tin hơn hoặc trở thành 1 phiên bản tốt hơn của chính mình hoặc sống với đúng mơ ước & đam mê của mình. 
 

 

Động lực hội nhập & Động lực phương tiện
(Integrative & Instrumental Motivation)

Thêm một đoạn văn bản ở đây. Nhấp vào ô văn bản để tùy chỉnh nội dung, phong cách phông chữ và màu sắc của đoạn văn của bạn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Free ebook
"Lộ trình luyện nói tiếng anh từ 0 đến 8.0"

Ebook chia sẻ lộ trình học Tiếng Anh của Hannah, GV chuyên dạy Phát Âm & Giao Tiếp với Ielts Speaking 8.0, được học bổng Ambassador tại Edge Hill university & hiện đang học thạc sỹ giảng dạy tại UK, giúp bạn định hình rõ ràng hơn về cách học Tiếng Anh đúng, từ đó xây dựng lộ trình học hiệu quả cho bản thân. 

* Nếu không nhận được Ebook ngay sau khi đăng ký, bạn nhớ kiểm tra mục Spam/Mail rác hoặc gửi mail cho mình đến địa chỉ hotro@phatamonline.com